Chi phí sinh hoạt của du học sinh Đức.
Chi phí sinh hoạt hàng tháng của du học sinh ở Đức là bao nhiêu?. Cách tìm các thông tin về giá nhà, thông tin chi phí sinh hoạt khác. Bài viết dành cho các bạn sắp đi du học. Một số mẹo để quản lý chi tiêu, các bạn có thể tham khảo và cân nhắc khi quyết định đi du học Đức nhé.
1. Chi phí sinh hoạt của du học sinh Đức.
Ngoài chi phí sinh hoạt còn những gì cần quan tâm.
Bạn theo dõi Blog và những bài viết của mình chắc hẳn đang tìm hiểu để đi du học Đức đúng không?. Và việc đi du học thì cân nhắc chi phí là một việc hết sức quan trọng. Để xem liệu chúng ta có thể vừa học và vừa cân đối tài chính, thời gian làm sao vẫn đảm bảo được việc học và những mục tiêu khác. Bài viết trước mình đã chia sẻ chi phí các bạn cần chuẩn bị để đi du học ở Đức. Và sau bài viết này sẽ là bài viết về những công việc làm thêm và tiên lương để các bạn có thể tham khảo nhé.
Chi phí du học Đức cần chuẩn bị.(click)
Những công việc làm thêm hợp pháp và đủ để chi trả các chi phí hay không(click).
Hi vọng với những bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bạn có thể quyết định chính xác nhất nhé.
Chi phí sinh hoạt tại Đức.
Phần đầu mình sẽ nói về chi phí sinh hoạt của du học sinh Đức hàng tháng. Các phần bên dưới mình sẽ chia sẻ những mẹo để bạn quản lý chi tiêu cá nhân.
Mỗi du học sinh sẽ ở những thành phố khác nhau. Có những mức sống và cách sinh hoạt, chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên với chi phí sinh hoạt của một du học sinh như mình. Các bạn có thể dựa vào đó thể tham khảo nhé.
Có thể những thành phố lớn hơn thì chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn. Nhưng tiền lương từ việc đi làm thêm sẽ cao hơn các bạn nhé.
Hiện tại mình đang sống ở thành phố Leipzig, với Leipzig thì chi phí sinh hoạt chỉ ở mức trung bình ở Đức các bạn ạ. Mình sẽ chia sinh hoạt phí của mình thành hai loại là chi phí cố định và chi phí không cố định.
Bảng chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng của mình.

2. Cách tìm các thông tin liên quan tới chi phí.Trên đây là bảng chi phí sinh hoạt trung bình một tháng của mình. Mình là một người khá tiết kiệm nên các bạn có thể tham khảo nhé.
- Tiền nhà: Nếu muốn tham khảo giá nhà ở kí túc xá, bạn search google “Studentenwohnheim + tên thành phố bạn quan tâm” VD: Studentenwohnheim Leipzig. Ngoài ra nếu muốn xem giá nhà thuê ngoài, bạn lên trang: wg-gesucht.de, immobilienscout24.de
- Phí học kỳ (Semesterbeitrag): Nếu muốn tìm phí học kì tại trường đại học bạn quan tâm, bạn có thể xem ở đây.
- Tiền ăn: Các chuổi siêu thị hay discounter lớn ở đức giảm giá mỗi tuần 1 list các mặt hàng khác nhau, bạn có thể lên kaufda.de để tham khảo. Các siêu thị thực phẩm cũng như discounter lớn ở Đức như: Kaufland, Edeka, Lidl, Aldi, Rewe… bạn có thể lên trực tiếp trang web của siêu thị để xem giá thực phẩm. Ở Đức nếu tự nấu nướng ở nhà thì khồng hề đắt, chỉ tương đương với ở Việt Nam thôi nên các bạn yên tâm nhé.
- Phí radio (Rundfunkbeitrag): Phí này là bắt buộc kể cả khi bạn không sử dụng các thiết bị vô tuyến. Phí này được tính trên 1 căn hộ là 17,5 Euro. VD: Bạn sống trong căn hộ 2 người thì sẽ được chia đôi và chỉ cần đóng một nửa thôi
3. Kinh nghiệm quản lý chi tiêu ở Đức.
Quản lý chi tiêu ở Đức hợp lý.
Bài viết trước mình đã chia sẻ với các bạn về chi phí cần phải chuẩn bị để đi du học Đức. Bài viết này mình chia sẻ về góc độ chi phí sinh hoạt ở Đức. Ở bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ về những công việc làm thêm và tiền lương ở bên này để các bạn có góc nhìn đầy đủ. Từ đó đưa ra quyết định du học Đức có hợp lý không các bạn nhé.
Khi bước chân ra khỏi gia đình và bắt đầu tự lập thì có lẽ vấn đề quản lý chi tiêu làm sao cho hợp lý không phải là vấn đề riêng của mình. Bởi vì khi đã là du học sinh thì bạn phải chủ động quản lý mọi thứ trong cuộc sống của mình, trong đó quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng.
Để tránh trường hợp chi tiêu quá đà thì mình đã lập ra hai tài khoản Ngân Hàng. Một tài khoản chỉ nhận tiền và một tài khoản chỉ chi tiền. Hàng tháng mình chỉ chuyển một số tiền cố định vào tài khoản chi tiêu. Chỉ được chi tiêu trong khoản đó thôi.
Lý do tại sao mình lại chia các khoản chi phí sinh hoạt thành chi phí cố định và chi phí không cố định bởi vì những khoản chi phí cố định đấy mình không thể nào tiết kiệm hơn được. Mà mình chỉ có thể cắt giảm và tiết kiệm các khoản chi tiêu không cố định thôi.
Vì mình là con gái nên mình thấy đa số mọi người. Nhất là chị em chúng mình tốn khá là nhiều tiền mà hầu hết mọi người không để ý đó là quần áo và mỹ phẩm. Với quan điểm của mình thì khi còn là sinh viên, mình không cần sở hữu quá nhiều đồ. Hãy tối ưu việc chi tiêu này lại các bạn nhé.
Cân nhắc trước khi mua sắm nhé.
Theo mình bên này đi làm thêm chính là để trang trải các khoản chi phí. Và để đảm bảo cho việc học của chính các bạn. Khi bạn sở hữu nhiều đồ đạc hơn mức cần thiết. Sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải đi làm nhiều hơn. Vì vậy có ít thời gian nghỉ ngơi hơn và đôi khi dẫn tới ảnh hưởng tới học ở trên trường.
Trước khi mình quyết định mua một món đồ gì đó thì mình luôn cân nhắc thật kỹ. Cân nhắc xem món đồ đó mình có thật sự cần thiết hay không. Hay đó chỉ là mong muốn nhất thời.
Còn một lý do nữa là khi sở hữu quá nhiều đồ trong nhà mà mình không hay sử dụng. Như vậy sẽ làm hẹp không gian sống của mình. Việc đó ít nhiều cũng ảnh hưởng tới cảm xúc của mình đó các bạn.
Mình có một góp ý với các bạn sang đây du học mà không nhận thêm trợ cấp từ gia đình. Các bạn nên có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể nha.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu các bạn có câu hỏi có thể comment ở dưới cho mình biết. Nếu thấy hay và hữu ích cho bạn thì hãy Like, Share để ủng hộ minh nhé. Chúc các bạn sẽ có những quyết định thật sáng suốt và sớm hoàn thành mục tiêu du học nhé.